Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương bao giờ khởi công? Gần đây, tiến độ cao tốc Dầu Giây – Liên Khương ra sao hiện đang là thắc mắc cũng như nhiều sự quan tâm của cư dân. Với khả năng mang đến một diện mạo mới cho địa bàn tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất tiến độ dự án để anh em cùng tham khảo nhé!

Có thể nói, Dầu Giây – Liên Khương được đánh giá là một trong những tuyến đường huyết mạch của thành phố Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp đầy đủ những tiến độ cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, nên bạn hay theo dõi chúng tôi để được nhận những tin mới nhất về dự án nhé!

Cao-toc-tan-phu-4214-1662523240
Cập nhật mới nhất tiến độ cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

Tổng quan cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

Theo như chúng tôi khảo sát thì tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là dự án giao thông nằm trong quy hoạch đầu tư xây dựng và phát triển chung của mạng lưới đường cao tốc Việt Nam. Với tổng chiều dài lên đến 200km cùng vốn đầu tư 65.000 tỷ đồng chắc chắn sẽ tạo nên những bước ngoặt lớn cho hệ thống giao thông nước ta.

  • Tên dự án: Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.
  • Ký hiệu: CT 14.
  • Thuộc dự án: Cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt (Dầu Giây – Liên Khương và Liên Khương – Prenn (TP Đà Lạt).
  • Chiều dài:Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương: 200,3 km.
  • Cao tốc Liên Khương – Prenn (TP Đà Lạt): 19,2 km.
  • Đơn vị quản lý: Thăng Long.
  • Tổng vốn đầu tư: 65.000 tỷ VNĐ.
  • Làn xe: 6 làn (dự kiến).
  • Loại cao tốc: Cao tốc loại A.
  • Vận tốc thiết kế: 100-120 km/h.
  • Thời gian thi công:Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương: Quý III/2022.
  • Cao tốc Liên Khương – Prenn: Đã đi vào hoạt động 2008.
  • Địa phận đi qua: Đồng Nai, Lâm Đồng.
  • Liên kết vùng: Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
  • Dự án được chia làm 3 giai đoạn.
  • Điểm đầu: Giao điểm với cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.
  • Điểm cuối: Giao điểm với Cao tốc Liên Khương – Prenn (TP Đà Lạt).
  • Thời gian sau khi đã rút ngắn: di chuyển từ TP HCM đến Bảo Lộc còn khoảng 2 giờ và từ Đà Lạt xuống Bảo Lộc còn 1 giờ.

Với thông tin mà chúng tôi đã ghi nhận trực tiếp từ dự án, Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Lâm Đồng là những cơ quan đầu tàu có trách nhiệm trong việc rà soát, giải trình, hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án theo quy định pháp luật.

Về tiến độ cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, dự kiến sẽ được khởi công vào quý 2/2023 và dự kiến hoàn thành các dự án giai đoạn 1 trong năm 2026 với mật độ xây dựng dự án lý tưởng. Tổng dự án sẽ được chia làm 3 giai đoạn đầu tư và xây dựng, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: Tuyến đường Dầu Giây – Tân Phú.
  • Giai đoạn 2: Tuyến đường Tân Phú – Bảo Lộc.
  • Giai đoạn 3: Tuyến đường Bảo Lộc – Liên Khương.

Tiến độ cao tốc Dầu Giây – Liên Khương cập nhật mới nhất

Sau khi được phê duyệt bản đồ chi tiết 1/500, bản đồ quy hoạch 1/2000, 1/5000 về chủ trương đầu tư, dự án sẽ được triển khai theo quy định của pháp luật cũng như kế hoạch đặt ra. Chúng tôi sẽ cập nhật tiến độ cao tốc Dầu Giây – Liên Khương Đà Lạt mới nhất [08]/[2022] chi tiết như sau:

Thông tin đoạn Dầu Giây – Tân Phú

Tuyến đường đoạn Dầu Giây – Tân Phú có tổng chiều dài đến 60km cùng tổng diện tích sử dụng lên đến 460ha. Với chiều dài này, đoạn Dầu Giây – Tân Phú trực tiếp được bắc ngang qua các khu vực lân cận, cụ thể 4 huyện lớn là huyện Thống Nhất (64 ha), huyện Xuân Lộc (16 ha), huyện Ðịnh Quán (160 ha) và nhiều nhất là huyện Tân Phú (220 ha).

Theo công văn số 3627/VPCP – CN gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư với ý kiến chỉ đạo đến từ Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành huy động các cơ quan, bộ phận liên quan có trách nhiệm thúc đẩy tiến độ thực hiện tuyến đường chậm nhất là trong quý 2/2023 theo đúng dự kiến.

Tiến độ xây dựng đoạn Tân Phú – Bảo Lộc

Với tiến độ xây dựng đoạn Tân Phú – Bảo Lộc trong hành trình thực hiện tiến độ cao tốc Dầu Giây – Liên Khương Đà Lạt ban hành UBND tỉnh Lâm Đồng là cơ quan có thẩm quyền tổ chức, giám sát thực hiện thực tế.

Được bắc ngang qua 2 tỉnh thành Đồng Nai – Lâm Đồng cùng tổng mức chi phí lên đến 17.000 tỷ đồng, Bộ giao thông không kêu gọi đầu tư BOT mà đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư huy động vốn vay từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhằm hoàn tất đoạn đường kéo dài đến 66km. Nếu bạn là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản chắc chắn nơi đây sẽ là nơi đầu tư đáng giá.

Thông tin về đoạn Bảo Lộc – Liên Khương

Đoạn Bảo Lộc – Liên Khương là đoạn cao tốc cuối cùng của chuỗi tiến độ cao tốc Dầu Giây – Liên Khương. Tổng vốn đầu tư được tính toán với mức 13.000 tỷ đồng, trong đó 3.000 tỷ đồng là từ tiền hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước.

Về tiến độ thì các thủ tục hồ sơ gần như đã được hoàn thiện đầy đủ, tuy nhiên thì việc cân đối ngân sách vẫn còn đang trong giai đoạn xây dựng nên vẫn chưa được các cơ quan đầu ngành phê duyệt chính thức. Các bộ phận, cơ quan chủ chốt sẽ thúc đẩy quá trình để sớm có được cơ sở triển khai phù hợp.

Những lợi ích từ việc xây dựng cao tốc

Nhận thấy được tầm quan trọng từ việc xây dựng tiến độ cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, chắc chắn chúng ta sẽ không thể phủ nhận những lợi ích mà tuyến đường cao tốc này mang lại sau đây:

  • Tối ưu tài chính trong việc di chuyển về khoảng cách cũng như thời gian: sự kết nối hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương phát triển kinh tế giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, nhất là với ngành du lịch ở các tỉnh thành lớn như Nha Trang, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh.
  • Nâng tầm cao mới cho giá trị cơ sở hạ tầng, là yếu tố để thúc đẩy sự chuyển biến tích cực về mặt kinh tế của địa bàn. Đặc biệt là giá trị về mặt đầu tư của thị trường bất động sản trên cả nước.

Tiến độ đền bù, giải phòng mặt bằng

Thủ-tướng-chính-phủ-làm-việc-với-tỉnh-lâm-Đồng
Thủ Tướng làm việc với các lãnh đạo và các đơn vị liên quan tại Lâm Đồng

Trên hành trình xây dựng tuyến đường Dầu Giây – Liên Khương thì tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng cũng rất đáng được quan tâm. Theo những đánh giá của các ngành cũng như sự tính toán sơ bộ, các thủ tục liên quan cần phải được triển khai song song thì mới đảm bảo được tiến độ xây dựng cũng như tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng.

Qua một số ý kiến cho rằng, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương khó đáp ứng kịp tiến độ nên kéo theo đó là sự hệ lụy tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn hơn, bởi đến nay tỉnh vẫn chưa có trong tay hướng tuyến cũng như cụ thể, mốc giải phóng của đường. Do đó, để thuận lợi cho việc tái định cư và ổn định cuộc sống cho cư dân nơi đây thì dự án phải luôn được đảm bảo ở tiến độ tốt nhất.

Các ý nghĩa mà cao tốc Dầu Giây – Liên Khương mang lại

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được kỳ vọng rút ngắn thời gian di chuyển từ TP HCM đến Bảo Lộc còn khoảng 2 giờ và từ Đà Lạt xuống Bảo Lộc còn 1 giờ, giảm một nửa thời gian so với hiện tại. Nếu hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ tạo động lực phát triển cho vùng kinh tế Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trao đổi kinh tế với các thành phố lớn như Nha Trang, Đà Lạt, vùng TP HCM, từ đó thúc đẩy giao thông vận tải, kinh tế và du lịch trong tương lai gần.

Cao-toc-tphcm-va-cac-tinh-lan-can-1
Sơ đồ các tuyến cao tốc nối với TP Hồ Chí Minh

Trên đây là toàn bộ thông tin mới nhất về tiến độ dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương mà chúng tôi gửi đến các bạn để có cái nhìn tổng quan nhất về dự án này.

Đánh giá nội dung này