Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, tính từ giữa tháng 7 đến hết tháng 9 năm 2022, tổng giá trị giao dịch Bất động sản tại Lâm Đồng tăng mạnh lên đến hàng nghìn tỷ với hơn 6000 giao dịch đất nền thành công qua công chứng, chứng thực.
Bất động sản Lâm Đồng tăng mạnh và nhận được nhiều sự quan tâm từ giới đầu tư sau hậu Covid-19
Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng vừa phát đi Công văn số 1037/STP-BTTP gửi Sở Xây dựng tỉnh này về việc báo cáo giá bán và cho thuê nhà ở và một số loại hình bất động sản khác trên địa bàn tỉnh quý 3/2022.
Theo đó, tính từ ngày 16/7 đến ngày 15/9/2022, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có 6.057 giao dịch đất nền thành công qua công chứng, chứng thực.
Về mức giá bán, 6.057 giao dịch đất nền nêu trên có tổng giá bán khoảng 6.409 tỷ đồng.
Trong đó, huyện Bảo Lâm dẫn đầu với 1.123 giao dịch với giá bán khoảng 765 tỷ đồng; huyện Di Linh có 1.075 giao dịch với giá bán khoảng 1.393 tỷ đồng; huyện Lâm Hà có 883 giao dịch với giá bán khoảng 509 tỷ đồng; huyện Đức Trọng có 839 giao dịch với giá bán khoảng 489 tỷ đồng; thành phố Đà Lạt có 605 giao dịch với giá bán khoảng 2.277 tỷ đồng;…
Riêng về phân khúc nhà ở riêng lẻ, tính từ ngày 16/7 đến ngày 15/9/2022, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 544 giao dịch thành công qua công chứng, chứng thực, với tổng giá bán khoảng 1.976 tỷ đồng.
Dẫn đầu về số lượng giao dịch nhà ở riêng lẻ tại Lâm Đồng trong 2 tháng qua là thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng, huyện Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc,…
Ngoài ra, trong 2 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng ghi nhận 13 giao dịch chung cư tại thành phố Đà Lạt, với tổng số tiền bán ra khoảng 14 tỷ đồng.
Bất động sản Lâm Đồng được dự đoán trong tương lai sẽ “Phủ” toàn bộ thị trường với phân khúc Bất động sản nghỉ dưỡng
Với ai yêu thích sông, thác, rừng nguyên sinh cùng khí hậu mát mẻ quanh năm thì bất động sản vùng núi đang là xu hướng lựa chọn so vơi bất động sản nghỉ dưỡng ven biển “nở rộ” cách đây 5 năm với hàng loạt dự án quy mô lớn tại các thành phố du lịch biển như Phan Thiết, Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng…
Tuy nhiên, sự xuất hiện của Covid-19 đã làm đảo trục tư duy của chủ đầu tư và cả khách hàng. Thay vì “xuống biển” nghỉ dưỡng, du khách có xu hướng tìm đường “lên núi” để được hoà mình vào sống xanh với không khí trong lành mát mẻ.
Phong cách sống trở về với thiên nhiên để “nuôi cá và trồng thêm rau” đang là lựa chọn của đại đa số tầng lớp trung lưu đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM và các đô thị lân cận.
Các chuyên gia nhận định, trong bối cảnh người dân bắt đầu quan tâm đến sức khỏe hơn thì việc tìm kiếm một second-home tại cao nguyên trở thành một xu hướng tất yếu.
Và phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng “vùng núi” sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường trong vài năm tới thay cho thị trường ven biển.
Theo đó, nhà đầu tư cũng ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm đầu tư. Khi dòng tiền tài chính không còn mở rộng như trước, một dự án nghỉ dưỡng “hợp thời” cần phải thỏa mãn ba tiêu chí: vị trí, giá cả và pháp lý an toàn để thu hút nhà đầu tư.
Giữa thời buổi “thời gian là vàng”, khách hàng có xu hướng sở hữu bất động sản có vị trí tốt, không quá xa TP.HCM, kết nối giao thông hoàn chỉnh để thuận tiện trong việc di chuyển.
Đồng thời, mức giá không quá cao để đảm bảo khả năng xoay vòng tài chính và cơ hội gia tăng lợi nhuận. Hơn thế nữa, dự án nếu có được pháp lý an toàn sẽ trở thành “kim bài” mang đến thành công trong tương lai.
Có thể nói, giữa thị trường bất động sản nghĩ dưỡng khu vực phía Nam, không nhiều khu vực thoả mãn những tiêu chí trên.
Và Lâm Đồng được đánh giá là thị trường cao nguyên hiếm hoi hội tụ được mọi yếu tố nổi bật của một công thức đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay.